Niềng răng mắc cài là phương pháp điều trị nha khoa quen thuộc nhưng lại đạt được kết quả cao. Phương pháp này sử dụng đa dạng các loại mắc cài khác nhau để phù hợp với tình trạng răng miệng của từng người. Vậy niềng răng mắc cài có mấy loại, và ưu nhược điểm của từng loại ra sao? Mời bạn cùng Nha khoa thẩm mỹ công nghệ cao VNES tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau nhé!
Niềng răng mắc cài là gì?
Niềng răng mắc cài là một phương pháp nha khoa sử dụng hệ thống các mắc cài và dây cung để tạo ra lực kéo răng, giúp di chuyển các răng về vị trí mong muốn trên cung hàm. Qua đó, phương pháp này giúp chỉnh hình dạng của hàm răng, tạo ra một hàm răng thẳng đều và khớp cắn cân đối. Dựa vào lực siết mạnh từ các mắc cài và dây cung, phương pháp này thường được sử dụng trong các trường hợp xô lệch răng nặng, như:
- Răng thưa hở
- Răng mọc lệch, nghiêng không đều
- Răng hô, vẩu, móm
- Sai lệch khớp cắn
Có thể nói, niềng răng mắc cài là một phương pháp niềng răng truyền thống, nhưng không thể phủ nhận được hiệu quả mà phương pháp này mang lại. Bởi vậy, đến nay cách thức niềng răng mắc cài vẫn được áp dụng rộng rãi và được nhiều người ưu tiên lựa chọn.
Tìm hiểu niềng răng mắc cài có mấy loại?
Mắc cài niềng răng là khí cụ đặc biệt được sử dụng cùng với dây cung để tạo lực kéo răng. Hiện đang có 3 loại mắc cài niềng răng khác nhau đang được áp dụng để chỉnh nha đó là: mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài tự đóng.
Niềng răng mắc cài kim loại
Mắc cài niềng răng bằng kim loại là loại mắc cài đầu tiên được sử dụng để niềng răng chỉnh nha. Loại mắc cài này thường làm từ vật liệu kim loại như thép không gỉ, bạc, vàng,kết hợp với dây cung kim loại và dây thun cao su để giữ khung và định hình cấu trúc hàm, đồng thời tạo lực kéo để dịch chuyển răng.
Niềng răng mắc cài kim loại có nhiều ưu điểm và mang lại hiệu quả nắn chỉnh răng rất tốt. Dù là loại mắc cài truyền thống, nhưng đến nay loại mắc cài này vẫn được ưa thích.
Ưu điểm:
- Lực kéo răng ổn định giúp đạt hiệu quả nắn chỉnh răng tốt, việc này rút ngắn thời gian điều trị.
- Thực hiện đơn giản, không đòi hỏi quá nhiều máy móc, thiết bị.
- Dây thun có nhiều màu sắc, rất phù hợp với trẻ em.
- Chi phí thấp nhất trong các loại mắc cài hiện nay.
Nhược điểm:
- Tính thẩm mỹ kém, mắc cài trên răng lộ rõ.
- Dễ bị bong sứt, bung bật dây cung khi ăn nhai mạnh hoặc hoạt động mạnh.
- Có thể gây kích ứng với một số người.
Niềng răng mắc cài sứ
Mắc cài sứ là một trong những loại mắc cài có tính thẩm mỹ cao ở thời điểm hiện tại và được rất nhiều người ưa thích. Thay vì được làm bằng chất liệu kim loại, mắc cài sứ được làm từ hợp kim gốm, có màu sắc trắng sáng tương đồng với màu của răng thật.
Ưu điểm:
- Mắc cài sứ được thiết kế giống với mắc cài kim loại và đều sử dụng dây thun và dây cung màu trắng hoặc trong suốt tương đồng với màu răng. Điều này mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao, không bị lộ xỉn khi giao tiếp.
- Chất liệu sứ chịu lực tốt, không dễ bị bể vỡ và ổn định lực kéo, giúp phương pháp niềng răng này đạt hiệu quả cao.
Nhược điểm:
- Giá niềng răng mắc cài sứ cao hơn so với mắc cài kim loại.
- Chân đế mắc cài sứ dễ bị nhiễm màu nếu không được vệ sinh đúng cách.
Niềng răng mắc cài tự đóng
Mắc cài tự đóng là một loại mắc cài thế hệ mới, có thiết kế hiện đại và rất tiện lợi. Thay vì sử dụng dây thun để giữ dây cung, mắc cài tự đóng có thể có nắp trượt tự động hoặc cánh kim loại để đậy và giữ dây cung ở bên trong các rãnh mắc cài. Dây cung sẽ trượt tự do bên trong các rãnh mắc cài mà không cần phải được giữ bằng các dây thun. Mắc cài tự đóng cũng có 2 loại, đó là mắc cài bằng kim loại và mắc cài bằng sứ, từ đó đáp ứng nhu cầu của nhiều người.
Ưu điểm:
- Lực kéo răng ổn định giúp tăng hiệu quả chỉnh nha và giảm thời gian điều trị niềng răng.
- Dây cung trượt tự do trong các rãnh mắc cài, giảm lực ma sát và ít biến dạng, từ đó hạn chế tình trạng đau nhức răng trong suốt quá trình điều trị.
- Tránh được tình trạng bung bật hay thất lạc dây thun khi niềng răng và không cần nhiều thời gian tới bác sĩ để điều chỉnh dây cung.
Nhược điểm:
- Do có hệ thống nắp trượt hoặc cánh kim loại, mắc cài tự đóng thường có độ dày lớn, gây cảm giác vướng víu môi má khi đeo.
- Thiết kế và chế tạo phức tạp hơn so với các loại mắc cài khác và yêu cầu sử dụng thiết bị, máy móc hiện đại.
- Chi phí của mắc cài tự đóng thường cao hơn so với mắc cài thông thường.
Những đối tượng thích hợp để sử dụng niềng răng bằng mắc cài
Sau khi tìm hiểu niềng răng mắc cài có mấy loại, sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những đối tượng phù hợp có thể sử dụng hình thức niềng răng mắc cài. Cụ thể như sau:
- Răng thưa: Đây là trường hợp các răng mọc không khít nhau, tạo thành kẽ hở, thường là ở răng cửa chủ yếu.
- Móm: Trường hợp hàm dưới phát triển quá mức hoặc có thể do hàm trên phát triển chậm hơn hàm dưới, hoặc cả hai.
- Răng mọc lệch lạc (hô, vẩu): Đây là khi răng hàm trên trước hơn so với răng hàm dưới hoặc hàm dưới phát triển chậm hơn hàm trên, hoặc cả hai.
- Răng khấp khểnh: Trong trường hợp này, răng mọc chìa ra, thụt vào hoặc chen chúc nhau.
- Khớp cắn sâu: Đây là khi răng cửa hàm trên che phủ quá mức so với răng cửa hàm dưới, có thể gây tổn thương mô mềm ở bề mặt bên trong của răng cửa hàm trên, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe răng miệng.
- Khớp cắn hở: Trong trường hợp này, các răng không chạm vào nhau ở vị trí răng cửa, gây khó khăn khi ăn, nói, và có thể gây mòn do lực tác động mạnh của răng khi tiếp xúc.
Kết luận
Với những thông tin trên, hy vọng sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc niềng răng mắc cài có mấy loại. Bên cạnh đó, để an tâm và lựa chọn cho mình phương pháp niềng răng phù hợp, đạt hiệu quả cao nhất, bạn hãy tới trực tiếp Nha khoa thẩm mỹ công nghệ cao VNES để thăm khám và nhận sự tư vấn tận tình từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm nhé.